Dịch Vụ Kiến Thức Tin tức

Liệu IoT có là giải pháp cứu cánh cho ngành nuôi trồng thủy sản tại Châu Á

Giống như nhiều ngành khác phải đối mặt với khủng hoảng về thị trường, nhu cầu…, ngành nuôi trồng thủy sản cũng không nằm ngoài cuộc, đang tiến hành cuộc đua chuyển đổi sang công nghệ mới.

Dân số cơ học ngày càng tăng đồng nghĩa nhu cầu tăng theo đối với thực phẩm. Điều đó ngày càng gây áp lực lên các ngành sản xuất thực phẩm, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản nắm vai trò then chốt trong nhiệm vụ cung ứng thực phẩm.

Các hệ thống và cảm biến kết nối với IoT đã được sử dụng để quan trắc và cải thiện, nâng cao năng suất của sản phẩm, cũng như thu thập, phân tích dữ liệu các kiểu thời tiết, năng suất cây trồng… và các sự biến đổi theo mùa. Tất cả hướng đến một thị trường nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản thông minh toàn cầu, dự kiến trị giá lên đến 29,23 tỷ USD vào năm 2027.

Các nỗ lực gần đây nhằm phát hiện nguồn thức ăn thay thế dẫn đến gây sự chú ý đến các trang trại nuôi trồng thủy sản được định nghĩa là phát triển bền vững. Tuy nhiên, trong hai thập kỉ qua, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến sản lượng hằng năm tăng gấp 3 lần trong khi giá cả thức ăn nuôi tăng chóng mặt.

Để đối phó với việc tăng sản lượng trong khi vẫn phải đảm bảo duy trì quần thể cá một cách bền vững, ngành nuôi trồng thủy sản đã bắt đầu sử dụng công nghệ mới. Một phương pháp đó là sử dụng các thiết bị IoT và máy học (hành động mà chúng ta dạy cho máy tính cải thiện một nhiệm vụ mà nó đang thực hiện) giúp người nông dân cải thiện, tiết kiệm chi phí thức ăn chăn nuôi, trước đó vốn hao phí nhiều và gây ảnh hưởng, ô nhiễm đến môi trường nước.

Nhà cung cấp công nghệ nuôi trồng thủy sản Umitron gần đây đã ra mắt công nghệ mới tại Singapore, họ khẳng định hệ thống của họ có khả năng phát hiện sự thèm ăn của cá theo thời gian thực bằng cách sử dụng máy học và phân tích hình ảnh. Trích xuất dữ liệu hình ảnh, video có được nhằm phân tích và định lượng chính xác sự thèm ăn của cá.

Trong khi đó, hệ thống cho ăn thông minh tự động có thể quản lý từ xa qua điện thoại thông minh, vì vậy các trang trại nuôi trồng thủy sản có thể quyết định thời gian cho ăn và tính toán lượng thức ăn phù hợp.

Bằng cách sử dụng IoT, vệ tinh viễn thám và trí thông minh nhân tạo (AI), công nghệ mới giúp người chăn nuôi thủy sản nâng cao năng suất, quản lý rủi ro môi trường, từ đó tăng lợi nhuận kinh doanh.

Giống như các lĩnh vực nông nghiệp khác, nuôi trồng thủy sản cũng gặp rủi ro do thời tiết khắc nghiệt, biến đổi khí hậu, thiên tai, có thể tàn phá quần thể cá.

Tại Đài Loan, thời tiết cực đoan thường có thể xảy ra ngay trước mùa thu hoạch, công ty khởi nghiệp các giải pháp IoT có tên Quadlink tại địa phương đã phát triển một hệ thống quan trắc chất lượng nước theo thời gian thực nhằm giúp người chăn nuôi luôn nắm bắt được tình trạng chất lượng nước, ao nuôi.

Kết nối với nền tảng đám mây, hệ thống báo cáo dữ liệu chất lượng nước ao nuôi mỗi 5 phút 1 lần và đưa ra cảnh báo đến ứng dụng trên điện thoại thông minh của người quản lý, cho phép người quản lý luôn nắm bắt được tình trạng chất lượng nước của ao nuôi nhằm kịp thời đưa ra giải pháp xử lý, hạn chế rủi ro, giảm chi phí khắc phục, đảm bảo ổn định số lượng cá.

Ngoài ra, hệ thống sẽ thu thập, tích lũy dữ liệu về chu kỳ sinh sản và sử dụng kết quả phân tich để dự đoán xu hướng một cách dễ dàng hơn. Tổng Giám đốc Qualink, Cheng – Hsun Tsai, khẳng định rằng chi phí đầu tư công nghệ chỉ bằng 1/10 so với các hệ thống nhập khẩu khác, có mức giá cực kỳ cạnh tranh đã mở cánh cửa dẫn đến bước tiến thành công tại khu vực Đông Nam Á.

Hiện tại đã có các địa điểm nuôi trồng thủy sản trên khắp khu vực Đông Nam Á, hệ thống của Quadlink đã được sử dụng để quản lý 600 ha ao nuôi ở Brunei, cũng đang mở rộng quy mô sang Sumatra ở Indonesia, Philippines và Myanamar với triển vọng đầy hứa hẹn tại Việt Nam và Malaysia.

(Nguồn: Sưu tầm Internet https://techwireasia.com/2020/10/is-iot-the-solution-to-asias-aquaculture-problems/)

You may also like

84914130988