Nông nghiệp kỹ thuật số được hiểu đơn giản là sử dụng, tích hợp các công nghệ kỹ thuật số vào khâu sản xuất sản phẩm đến khâu đóng gói thành phẩm và đến tay người tiêu dùng. Những công nghệ này là trợ thủ đắc lực giúp thu thập, tổng hợp thông tin nhằm đưa ra những quyết định sáng suốt và cải thiện năng suất lao động.
Xu hướng thúc đẩy ứng dụng công nghệ kỹ thuật số trong nông nghiệp
Vai trò ngành nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân vô cùng quan trọng. Ngành nông nghiệp là một trong những ngành quan trọng và phức tạp. Nó không chỉ là một ngành kinh tế đơn thuần và còn là hệ thống sinh học – kỹ thuật. Bởi vì cơ sở để phát triển nông nghiệp là sử dụng tiềm năng sinh học – cây trồng, vật nuôi kết hợp với các công nghệ khoa học kỹ thuật hiện đại nhằm giảm sức lao động nhưng đạt được năng suất cao nhất.
Tầng lớp trung lưu toàn cầu ngày càng tăng, đặc biệt là các nước láng giềng của chúng ta, đang tiếp tục thực hiện triển vọng tăng trưởng xuất khẩu thực phẩm, phát triển ngành nông nghiệp.
Trong khi đó, dần số ngày càng tăng, nhu cầu tăng, mà người nông dân đang phải đối mặt trực tiếp với thách thức của biến đổi khí hậu:
- Nhiệt độ tăng.
- Lượng mưa thay đổi
- Các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra thường xuyên hơn
- Đất nhiễm mặn, hạn hán…
Trước tình hình trên, người nông dân phải liên tục tìm ra các giải pháp thích nghi nhằm duy trì và năng cao năng suất để đáp ứng nhu cầu.
Công nghệ kỹ thuật số là công cụ tiềm năng nhất cung cấp cho nông dân thông tin và khả năng thích ứng với những thử thách này, nắm bắt cơ hội tăng trưởng trong thời kỳ biến đổi khí hậu.
Không những nông dân là đối tượng được hưởng nhiều lợi ích nhất, mà còn giúp cho người tiêu dùng, khách hàng nắm bắt, hiểu rõ hơn về nguồn gốc xuất xứ, quy trình sản xuất… của sản phẩm mà họ mua. Khách hàng yêu cầu sản phẩm chất lượng cao tương ứng với giá tiền như sản phẩm hữu cơ được sử dụng loại phân hữu cơ nào – nhà cung cấp nào, nguồn nước được lấy từ đâu, nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm… để tăng lòng tin, tương ứng với giá trị mà họ đã bỏ ra để mua được sự an toàn cho sức khỏe.
Công nghệ kỹ thuật số cho phép truy xuất nguồn gốc nông sản, mang lại sự an tâm cho khách hàng và gia tăng chất lượng sản phẩm.
Một số ứng dụng công nghệ kỹ thuật số nông nghiệp
Đây là cơ hội để nâng cao năng suất trong lĩnh vực nông nghiệp bằng các công nghệ mới đang phát triển như:
- Robotics
- Các loại vật liệu đóng gói mới.
- Công nghệ sinh học, kỹ thuật số và công nghệ không dây nhằm đo lường, phân tích dữ liệu
- Quan trắc thời tiết
- Quan trắc côn trùng, động vật
- Quan trắc không gian, vị trí địa lý
- Ứng dụng chính xác về lượng tiêu hao nước, hóa chất…
Robotics
Là một lĩnh vực khoa học, kỹ thuật chuyên về thiết kế, xây dựng và ứng dụng robot cơ khí. Mục tiêu của ngành Robotics là tạo ra các cỗ máy hiện đại, thông minh nhằm hỗ trợ các hoạt động công việc của con người. Sản phẩm được tạo ra bởi lĩnh vực này là những robot có khả năng tái tạo và thay thế hành động của con người.
Người máy được ứng dụng trong các ngành chăn nuôi bò sữa, gia cầm và sản xuất thị bò. Các ứng dụng bao gồm:
- Cho ăn và vắt sữa tự động.
- Thu thập và phân loại trứng
- Vệ sinh tự động
Những công nghệ này giúp phát hiện và điều trị sớm các vấn đề sức khỏe của vật nuôi.
Hình ảnh vệ tinh
Trong trồng trọt, dựa vào kết quả dữ liệu từ các thiết bị được lập trình cho tỷ lệ và độ sâu gieo hạt sẽ thay đổi dựa trên dữ liệu về đặc tính của đất và độ ẩm, thu được từ hình ảnh vệ tinh để giảm thiểu rác thải và tăng năng suất.
Cảm biến nhiệt và ánh sáng hồng ngoại kỹ thuật số kết hợp với công nghệ hệ thống thông tin địa lý tích hợp máy bay không người lái được sử dụng để đo sức khỏe cây trồng trên đồng ruộng nhằm đưa ra các quyết định quyết định về:
- Tưới tiêu
- Quản lý côn trùng, sâu hại
- Phân bón
- Thu hoạch.
Cảm biến và nhận diện qua tín hiệu điện tử
Tích hợp cảm biến kỹ thuật số sinh trắc học sức khỏe động vật và thiết bị nhận dạng điện tử cho phép người chăn nuôi phản ứng nhanh chóng với các trường hợp vật nuôi bị căng thẳng hoặc dịch bệnh, giúp tăng sản lượng chăn nuôi và cải thiện sức khỏe vật nuôi.
(Nguồn: Sưu tầm Internet: https://agriculture.vic.gov.au/farm-management/digital-agriculture/what-is-digital-agriculture)