Yếu tố làm ảnh hưởng tới độ pH trong đất và nước
Nồng độ pH là yếu tố quan trọng đối với vấn đề về sản xuất nông nghiệp. Đo nồng độ pH trong đất và kiểm soát chúng tốt mang tới hiệu quả cao ở trong ngành nông nghiệp. Hayc cùng chúng tôi đi tìm hiểu ảnh hưởng tới độ pH trong đất. Hiểu rõ yếu tố làm ảnh hưởng giúp bạn đưa ra các biện pháp về xử lý, cải tạo thích hợp.
Phân bón
Bón phân cho cây trồng giúp cây trồng phát triển và sinh trưởng tốt, đạt được năng suất cao, giúp cho người dân có thể gia tăng về hiệu suất. Tuy nhiên, phân bón là yếu tố làm ảnh hưởng tới nồng độ pH trong đất. Khi bón phân sai cách sẽ khiến đất dư thừa chất dinh dưỡng, gây biến đổi nồng độ pH. Bón nito làm giảm nồng độ PH . Vì thế, trước khi bón phân thì bạn nên sử dụng thiết bị đo và giám sát pH trực tuyến để xác định nồng độ pH, từ đó xem bón phân để tốt cho những cây trồng.
Nước tưới tiêu
Yếu tố làm thay đổi độ PH trong đất
Nồng pH trong nguồn nước mà bạn dùng trong tưới tiêu cho đất thường gây ra sự biến đổi và ảnh hưởng đến độ pH trong đất. Nếu như nước dùng tưới tiêu ở trong đất với tính axit, bazo nhiều thì nồng độ ph trong đất biến đổi với chiều hướng nồng độ pH trong nước. Bạn nên chú ý việc kiểm soát được nồng độ pH trong nước dùng trong việc tưới tiêu để đảm bảo không làm pH trong đất trồng biến đổi.
Loại cây trồng
Loại cây trồng với hệ sinh thái ở vùng đất là yếu tố gây quyết định tới nồng độ pH lúc ban đầu trong đất. Đất chính là nơi có nhiều lá cây và sinh v ật chết nên pH thường thấp và độ axit cao, thường đất dưới cây cỏ có tính axit thấp hơn nếu so đất ít cỏ và ở những tưới tán cây lớn.
Thời tiết, khí hậu
Khí hậu và thời tiết là yếu tố làm ảnh hưởng tới nồng độ pH trong đất mà chúng ta ít kiểm soát được. Thay đổi về cường độ ánh sáng, lượng mưa, nhiệt độ … là nguyên nhân gây ra các biến đổi nồng độ pH ở trong đất.
Lượng mưa nhiều thường rửa trôi các chất dinh dưỡng, làm giảm đi nồng độ trong đất. Khi nước mưa rơi xuống và tiếp xúc chất vô cơ phân hủy như là xác động vật, lá cây … gây ra các phản ứng tạo ra axit khiến giảm được nồng độ pH trong đất. Hay ở các vùng có khí thải công nghiệp, khi mà nước mưa rơi xuống có tính axit và thẩm thấu vào tỏng đất khiến cho độ chua tăng cao.
Ngược lại, nước mưa ít hay ở nơi khô cằn thì đất có độ kiềm cao. Lý do là thiếu nước nên khi nồng độ muối và khoáng cao hơn và tương đương với giá trị nồng độ pH sẽ cao hơn.
Biết được các yếu tố làm ảnh hưởng tới nồng độ PH trong đất giúp bạn có thể kiểm soát được yếu tố tốt và có các biện pháp về xử lý và cải tạo đúng đắn, thích hợp mang tới cho điều kiện môi trường sống phù hợp cho cây trồng có thể phát triển hiệu quả.
Nguồn: Tổng hợp